Chưa được phân loại

Cấu Tạo Cầu Trục: Điểm Khác Biệt Giữa Cầu Trục Dầm Đơn Và Dầm Đôi

Cấu Tạo Cầu Trục: Điểm Khác Biệt Giữa Cầu Trục Dầm Đơn Và Dầm Đôi

Cấu tạo cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi có rất nhiều điểm tương đồng nhau, tuy nhiên cũng có rất nhiều khác biệt để có thể ứng dụng phù hợp theo từng nhu cầu sử dụng, không gian và mức tải trọng hàng hóa cần vận chuyển. Vậy giữa cầu trục dầm đơn với cầu trục dầm đôi có những điểm gì giống và khác biệt nhau? Cùng Cầu trục Hoàng Anh khám phá ngay sau đây để tìm ra câu trả lời cho mình bạn nhé!

Thiết bị cầu trục và tính ứng dụng

Trên thị trường hiện nay đang cung cấp rất nhiều loại cầu trục khác nhau từ thiết kế, kết cấu, tải trọng cũng như các thông số kỹ thuật khác. 

Dựa theo cấu tạo cầu trục chúng ta sẽ có cầu trục dầm đơn (cầu trục một dầm), cầu trục dầm đôi (cầu trục hai dầm), cầu trục quay (cầu trục xoay), cầu trục treo… Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chủng loại, đặc điểm cấu tạo, mức tải trọng hàng hóa có thể chịu mà thiết bị cầu trục sẽ được ứng dụng vào những công trình khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều có cùng một mục đích khi lắp đặt chính là neo giữ,nâng hạ và di chuyển các hàng hóa có tải trọng lớn trong không gian làm việc để từ đó giải phóng sức lao động con người.

Cầu trục khi sử dụng có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí, đồng thời cũng nâng cao hiệu suất công việc tốt hơn. Tùy vào cấu tạo cầu trục ra sao mà sẽ lắp đặt cho nhiều địa điểm khác nhau như nhà kho, nhà xưởng, công trình thi công, nơi sản xuất luyện kim,… Chúng còn được lắp đặt để dùng cho cảng biển hay các nhà máy thủy điện…

Cấu Tạo Cầu Trục: Điểm Khác Biệt Giữa Cầu Trục Dầm Đơn Và Dầm Đôi

Cầu trục khi sử dụng có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí, đồng thời cũng nâng cao hiệu suất công việc tốt hơn

So sánh cấu tạo cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi

Cả hai sản phẩm cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi đều được rất nhiều người sử dụng hiện nay nhờ cấu tạo cầu trục đơn giản, dễ lắp đặt, phù hợp với công trình. Tuy nhiên mỗi loại lại có nhiều điểm khác biệt nhau.

Điểm giống nhau của hai loại cầu trục

Cấu tạo cầu trục dầm đôi và cầu trục dầm đơn hiện đều được cấu thành từ một số bộ phận cơ bản như:

  • Dầm chính của hai loại cầu trục sử dụng có dạng dầm hình hộp. Chúng được sản xuất từ chất liệu thép chuyên dụng có 1 lớp sơn chống gỉ và 2 lớp sơn màu. Mục đích là để đảm bảo độ bền, chắc chắn và đồng thời ngăn ngừa những tác động từ môi trường, nhiệt độ ảnh hưởng đến thiết bị
  • Dầm biên hay cơ cấu di chuyển cầu trục là một bộ phận có nhiệm vụ di chuyển hàng hóa. Dầm biên được liên kết với dầm chính tạo nên một bộ khung vững chắc cho cầu trục thông qua liên kết bu lông cường độ cao
  • Palang sẽ có nhiệm vụ neo giữ, nâng hạ và di chuyển các hàng hóa tải trọng lớn đến được vị trí theo điều khiển
  • Hệ thống tủ điện gồm có hệ cấp điện palang (hệ điện ngang), hệ cấp điện cầu trục (hệ điện dọc) và tủ điện điều khiển sẽ cung cấp nguồn điện, điều khiển hoạt động của cầu trục
  • Hệ thống đường ray di chuyển được lắp đặt dựa theo đặc điểm của nhà xưởng.  Chúng có kết cấu ray vuông hoặc ray P tùy vào nhu cầu sử dụng thực tế
Cấu Tạo Cầu Trục: Điểm Khác Biệt Giữa Cầu Trục Dầm Đơn Và Dầm Đôi

Dầm chính của hai loại cầu trục sử dụng có dạng dầm hình hộp

Điểm khác biệt giữa cầu trục dầm đơn với dầm đôi

Mặc dù cả hai thiết bị cầu trục đều có những bộ phận chính như nhau nhưng vẫn sẽ có rất nhiều điểm khác biệt, nổi bật nhất chính là ở hai bộ phận là palang và dầm chính. 

  • Dầm chính của cầu trục dầm đơn chỉ có một dầm duy nhất. Chúng có nhiều kiểu kết cấu như hình chữ I, chữ H,, tổ hợp của chữ I và chữ H,.. theo kiểu hình dầm hộp. Trong khi đó dầm chính của cầu trục dầm kép thì được tạo nên bởi hai dầm chính, chúng được đặt song song với nhau và có thông số kỹ thuật giống hệt nhau
  • Việc sử dụng cùng lúc hai dầm chính ở cầu trục dầm đôi giúp tăng khả năng chịu các tải trọng lớn của cầu trục được tốt hơn. Đây là nguyên nhân vì sao mà cầu trục dầm đơn chỉ có tải trọng tối đa 10 tấn, còn với cầu trục dầm đôi thì có thể chịu được tải trọng lên đến 500 tấn
  • Điểm khác biệt tiếp theo thể hiện ở bộ phận palang. Palang của cầu trục dầm đơn được đặt bên cánh dưới dầm chính cầu trục. Còn palang của cầu trục dầm đôi lại được đặt ngồi kiểu blog ở phía bên trên đỉnh dầm chính cầu trục. 
Cấu Tạo Cầu Trục: Điểm Khác Biệt Giữa Cầu Trục Dầm Đơn Và Dầm Đôi

Mặc dù cả hai thiết bị cầu trục đều có những bộ phận chính như nhau nhưng vẫn sẽ có rất nhiều điểm khác biệt, nổi bật nhất chính là ở hai bộ phận là palang và dầm chính

Những lưu ý cần quan tâm để vận hành cầu trục an toàn

Kiểm định độ an toàn của thiết bị cầu trục

Thiết bị cầu trục trước khi được đưa vào sử dụng thì cần phải được thử tải và kiểm định độ an toàn kỹ thuật theo đúng quy định pháp luật đưa ra. Quy định cụ thể có ở Thông tư số 52/2016/TT-BLĐTBXH quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với cầu trục cổng trục đã được ban hành bởi Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội

Mặt khác an toàn vận hành các thiết bị cầu trục cũng cần phải được đảm bảo được kiểm định định kỳ trong suốt quá trình sử dụng hay kiểm định bất thường theo các quy trình kiểm định được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

Sau khi kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục hoàn tất thì sản phẩm sẽ gắn tem kiểm định theo đúng quy định. Thông thường thời hạn kiểm định an toàn vận hành cầu trục sẽ có hiệu lực 2 năm đối với các thiết bị cầu trục mới được lắp đặt. Thời hạn kiểm định sẽ ngắn hơn dao động từ 6 tháng – 1 năm với những thiết bị đang trong thời gian sử dụng. Các doanh nghiệp, tổ chức khi sở hữu thiết bị cầu trục cần phải tuân thủ nghiêm ngặt về thời hạn giấy phép kiểm định. Điều này nhằm phòng tránh được tai nạn lao động hay bị các cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất.

Cấu Tạo Cầu Trục: Điểm Khác Biệt Giữa Cầu Trục Dầm Đơn Và Dầm Đôi

Thiết bị cầu trục trước khi được đưa vào sử dụng thì cần phải được thử tải và kiểm định độ an toàn kỹ thuật theo đúng quy định pháp luật đưa ra

Sử dụng cầu trục đúng cách

Về việc sử dụng cầu trục an toàn đã được quy định trong thông tư số 52/2016/TT-BLĐTBXH. Ở bao gồm các nội dung cơ bản như: 

  • Kỹ thuật viên, những người có liên quan khi sử dụng thiết bị cầu trục cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng hướng dẫn sử dụng từ NXS đưa ra
  • Tìm hiểu kỹ và áp dụng các chế độ làm việc thiết bị cầu trục theo đúng quy định
  • Chỉ định cán bộ có năng lực chuyên môn, bằng cấp và kinh nghiệm để điều khiển cầu trục

Thường xuyên bảo dưỡng cầu trục định kỳ

Để đảm bảo được an toàn vận hành cầu trục thì doanh nghiệp sở hữu thiết bị cần phải thường xuyên bảo dưỡng định kỳ. Việc kiểm tra cầu trục sẽ được tiến hành trong khoảng từ 3 – 5 ngày/ lần để phát hiện ra các tình trạng hỏng hóc trên thiết bị.

Cấu Tạo Cầu Trục: Điểm Khác Biệt Giữa Cầu Trục Dầm Đơn Và Dầm Đôiinh Ky

Để đảm bảo được an toàn vận hành cầu trục thì doanh nghiệp sở hữu thiết bị cần phải thường xuyên bảo dưỡng định kỳ

Luôn chuẩn bị sẵn các phụ tùng thay thế khi cần

Trong quá trình sử dụng cầu trục, dựa  theo tần suất sử dụng các bộ phận của thiết bị sẽ có thể hao mòn tự nhiên. Do đó để đảm bảo an toàn trong vận hành cầu trục thì bạn cần phải định kỳ thay mới các bộ phận này. Các kỹ thuật viên điều khiển sẽ kiểm tra các bộ phận của cầu trục để xác định mức độ hao mòn. Khi các bộ phận đã hao mòn vượt mức cho phép thì sẽ cần tiến hành thay mới ngay. Ví dụ như má phanh của động cơ nâng – hạ, má phanh di chuyển, dầu hộp số hay cuộn hút phanh điện tử…. 

Có kế hoạch thay đổi palang hay toàn bộ cầu trục sau thời gian dài sử dụng

Thông thường các NXS sẽ khuyến cáo khách hàng, doanh nghiệp nên cần xem xét thay mới cầu trục khi thiết bị đã hoạt động trong thời gian dài, khoảng từ 15 năm – 20 năm. Đây là tuổi thọ trung bình của thiết bị cầu trục mà đơn vị sử dụng nên quan tâm.

 

Hi vọng qua bài viết chia sẻ về sự khác biệt trong cấu tạo cầu trục của cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi mà Cầu trục Hoàng Anh mang đến trên đây có ích với bạn trong việc lựa chọn thiết bị phù hợp để sử dụng cho công trình của mình.