Uncategorized

Tại Sao Cần Kiểm Định Cầu Trục Cổng Trục

Tại Sao Cần Kiểm Định Cầu Trục Cổng Trục

Kiểm định cầu trục cổng trục được biết là giai đoạn cuối cùng cần thực hiện sau khi nhà sản xuất đã hoàn thành sản phẩm, để nhằm đảm bảo được tính an toàn và hiệu quả, cũng như đánh giá chất lượng cho thiết bị cầu trục, cổng trục. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này (ý nghĩa của kiểm định, cơ quan chịu trách nhiệm, các quy định của nhà nước cho hoạt động kiểm định cầu trục cổng trục,..) thì cùng Cầu trục Hoàng Anh tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Tìm hiểu khái niệm về kiểm định

Kiểm định là việc sử dụng các loại phương tiện máy móc chuyên dụng để giúp đánh giá tình trạng hoạt động của thiết bị, công trình. Thông qua các thông số để đánh giá chất lượng công trình có đạt tiêu chuẩn, quy định do nhà nước đã ban hành hay không. Nhờ đó mà chúng ta có thể đánh giá xem liệu rằng hệ thống đã đạt chuẩn chất lượng hay không và phát hiện những sai sót về kỹ thuật của thiết bị để kịp thời sửa chữa. Sau khi thiết bị đã đạt chuẩn sẽ có dán tem đạt chuẩn chất lượng.

Định nghĩa hiệu chuẩn là gì?

Hiệu chuẩn là một cụm từ được ứng dụng ở các công cụ đo lường như cân, đồng hồ đo, nhiệt kế,…

Mục đích của chúng là để thiết lập tương quan giữa phương tiện và mẫu chuẩn. Nhờ có dụng cụ này mà chúng ta biết được chất lượng sản phẩm đang như thế nào và có nên tiếp tục sử dụng hay không. Các phương tiện sau khi được đo lường đạt chuẩn cũng sẽ được dán tem kiểm định và cấp giấy báo kết quả chuẩn xác sau quá trình hiệu chuẩn.

Quy định kiểm định cầu trục cổng trục như thế nào?

Cầu trục, cổng trục là các thiết bị đã được liệt kê vào danh sách những đối tượng nằm vùng danh mục vật tư có yêu cầu kiểm tra khắt khe nhất được quy định rõ trong điều luật an toàn lao động được Bộ Lao động Thương binh quy định trong thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH.

Trong bộ luật ghi rõ  “Cầu trục những loại: Cầu trục lăn, cầu trục treo. Cổng trục các loại: Cổng trục, bán cổng trục” đều cần phải được bảo trì, kiểm định chất lượng định kỳ để nhằm đảm bảo chất lượng công trình.

Tại Sao Cần Kiểm Định Cầu Trục Cổng Trục

Cầu trục, cổng trục là các thiết bị đã được liệt kê vào danh sách những đối tượng nằm vùng danh mục vật tư có yêu cầu kiểm tra khắt khe nhất

Có bắt buộc cần phải kiểm định cầu trục cổng trục?

  • Nhờ những tác dụng của các thiết bị cầu trục, cổng trục mà những đơn vị công nghiệp: luyện thép, sản xuất tôn, lắp ráp máy móc,.. đòi hỏi cần có năng suất lao động cao hoạt động được hiệu quả hơn.
  • Trong quá trình sử dụng cổng trục và cầu trục có thể xảy ra nhiều nguy cơ gây nguy hiểm như đứt cáp, rò rỉ điện, dây phanh bị tuột, phanh chuyển động gặp trục trặc,.. gây nguy hiểm cho cả hệ thống và tính mạng con người. Có những sự cố mà chúng ta không thể phán đoán bằng mắt thường cũng như phát hiện trước các nguy cơ tiềm ẩn. Do đó nên cần phải tiến hành kiểm định máy móc định kỳ để đảm bảo an toàn.
  • Với những thiết bị cầu trục cổng trục sử dụng ở các môi trường có thể gây nguy hiểm cho con người như trong cầu cảng, kho xưởng thì bắt buộc phải kiểm định.

Các tiêu chuẩn kiểm định thiết bị cầu trục

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn sử dụng trong quá trình kiểm định cầu trục cổng trục cần được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép. Tại Việt Nam sẽ cần tuân theo những tiêu chuẩn, quy chuẩn như:

  • Quy chuẩn QCVN 07: 2012/BLĐTBXH (Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng)
  • Tiêu chuẩn TCVN 4244:2005 (Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật)
  • Tiêu chuẩn TCVN5206:1990 (Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng)
  • Tiêu chuẩn TCVN 5207:1990 (Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn chung)
  • Tiêu chuẩn TCVN5209:1990 (Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với thiết bị điện)
  • Tiêu chuẩn TCVN 5179:90 (Máy nâng hạ – Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn)
  • Tiêu chuẩn TCVN9358:2012 (Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung)

Hoàn toàn có thể chọn đánh giá chất lượng theo các tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng uy nhiên không được thấp hơn mức quy định trong nước Việt Nam hiện có.

Tại Sao Cần Kiểm Định Cầu Trục Cổng Trục

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn sử dụng trong quá trình kiểm định cầu trục cổng trục cần được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép

Quy trình thực hiện kiểm định cầu trục 

Quy trình kiểm định an toàn cầu trục cổng trục được thực hiện với các bước:

  • Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật thiết bị cầu trục
  • Kiểm tra hồ sơ lắp đặt
  • Xem xét bản vẽ, lý lịch thiết bị cầu trục
  • Nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa của cầu trục
  • Hồ sơ kiểm định lần trước của thiết bị

Kiểm tra kỹ thuật thiết bị cầu trục

  • Kiểm tra vị trí lắp đặt cầu trục, các biện pháp an toàn
  • Xem xét tính đồng bộ của thiết bị cầu trục và đối chiếu với hồ sơ kỹ thuật
  • Khám xét các cơ cấu, bộ phận của thiết bị cầu trục cổng trục
  • Đánh giá tình trạng kỹ thuật của các thiết bị an toàn 
  • Kiểm tra các điện trở nối đất, điện trở cách điện
  • Kiểm tra tình trạng khuyết tật trên kim loại cơ bản và mối hàn bằng phương pháp không phá hủy ở thiết bị

Chạy thử nghiệm cầu trục

Sau khi các bước kiểm tra trên đã cho kết quả đạt yêu cầu, tiếp theo sẽ đến bước chạy thử nghiệm cầu trục:

  • Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu, các thiết bị an toàn, trang bị điện, phanh, hãm, thiết bị chiếu sáng, các thiết bị điều khiển, tín hiệu cảnh báo, …
  • Tiến hành thử tải tĩnh ở mức tải trọng bằng 125%SWL
  • Thử tải động ở mức bằng 110%SWL
Tại Sao Cần Kiểm Định Cầu Trục Cổng Trục

Sau khi các bước kiểm tra trên đã cho kết quả đạt yêu cầu, tiếp theo sẽ đến bước chạy thử nghiệm cầu trục

Kết quả kiểm định thiết bị cầu trục 

  • Lập biên bản kiểm định cầu trục cổng trục có chữ ký của các bên liên quan. Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch cầu trục và tiến hành dán tem kiểm định (khi đã đạt yêu cầu)
  • Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cầu trục cổng trục cho doanh nghiệp

Thời hạn kiểm định cầu trục như thế nào?

Thời hạn kiểm định định kỳ cho cầu trục cổng trục là 03 năm. Đối với thiết bị cầu trục có thời gian sử dụng trên 12 năm thì mức thời hạn kiểm định định kỳ sẽ là 01 năm. Hạn kiểm định định kỳ cầu trục sẽ có thể bị rút ngắn lại do các quy định khác của nhà chế tạo hay theo yêu cầu của đơn vị sử dụng

Các tổ chức được phép kiểm định an toàn về cầu trục – cổng trục

Lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn cầu trục cổng trục là một hoạt động kinh doanh có điều kiện. Chỉ có các tổ chức và cá nhân đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thì mới có đủ điều kiện để thực hiện công việc này.

Những hình thức kiểm định cầu trục cổng trục hiện nay

Kiểm định lần đầu

  • Lý lịch, hồ sơ của thiết bị cầu trục.
  • Tính toán sức bền của các bộ phận chịu lực
  • Bản vẽ chế tạo cầu trục ghi đủ các kích thước chính.
  • Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa cầu trục
  • Hồ sơ xuất xưởng của thiết bị nâng kiểu cầu trục
  • Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn (Dựa theo 3.1.2TCVN 4244 : 2005)
  • Kết quả kiểm tra chất lượng các mối hàn (Dựa theo 3.3.4 TCVN 4244: 2005)
  • Biên bản nghiệm thử xuất xưởng của thiết bị
  • Các báo cáo kết quả, biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, điện trở cách điện động cơ, thiết bị bảo vệ của cầu trục, cổng trục (nếu có).
  • Hồ sơ lắp đặt thiết bị cầu trục, cổng trục
  • Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định
Tại Sao Cần Kiểm Định Cầu Trục Cổng Trục

Có 3 hình thức kiểm định cầu trục cổng trục hiện nay

Kiểm định định kỳ

  • Thời hạn kiểm định định kỳ là 3 năm/ lần
  • Lý lịch, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định thiết bị ở lần trước
  • Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng, biên bản thanh tra, kiểm tra của thiết bị (nếu có).
  • Cầu trục cần kiểm định trước khi đưa vào vận hành
  • Sau 3 năm cầu trục, cổng trục đưa vào sử dụng sẽ được kiểm định định kỳ

Kiểm định bất thường

  • Trường hợp cải tạo, sửa chữa sẽ cần có hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa, biên bản nghiệm thu sau cải tạo, sửa chữa thiết bị
  • Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: cần xem xét bổ sung hồ sơ lắp đặt cho thiết bị
  • Biên bản kiểm tra của các cơ quan chức năng (nếu có).
  • Đánh giá: Kết quả hồ sơ đạt yêu cầu khi có đầy đủ và đáp ứng tốt các quy định của QCVN 7:2012/BLĐTBXH. Nếu không đảm bảo, cơ sở sẽ phải có biện pháp khắc phục bổ sung.