Uncategorized

Tổng Hợp Thông Tin Cần Biết Về Dầm Cầu Trục

Tổng Hợp Thông Tin Cần Biết Về Dầm Cầu Trục

Dầm cầu trục là một bộ phận đóng một vai trò quan trọng trong cầu trục vận chuyển, nâng – hạ hàng hóa có mức tải trọng nặng, cồng kềnh. Để bạn có thể hiểu được rõ hơn về thiết bị dầm cầu trục là gì, có cấu tạo ra sao, bao gồm những loại nào. Đồng thời cũng biết cách tính toán thông tải trọng của dầm cầu trục thì ngay sau đây Cầu trục Hoàng Anh xin gửi đến bạn những thông tin về thiết bị dầm cầu trục để mọi người cùng nắm.

Thiết bị dầm cầu trục là gì?

Dầm cầu trục có tên tiếng Anh là Crane Girder hay cũng được gọi với một cái tên khác là chiếc cầu chịu tải. Đây là một bộ phận chính trong cấu tạo của một thiết bị cầu trục, chúng không chỉ là một chiếc giá đỡ cho palang mà còn được biết như một bộ phận sẽ tiếp nhận toàn bộ tải trọng của vật, hàng hóa khi thực hiện các hoạt động nâng hạ, neo giữ, di chuyển. Dầm cầu trục được làm từ chất liệu thép tổ hợp hoặc từ thép hình.

Tổng Hợp Thông Tin Cần Biết Về Dầm Cầu Trục

Dầm cầu trục có tên tiếng Anh là Crane Girder hay cũng được gọi với một cái tên khác là chiếc cầu chịu tải

Cấu tạo của thiết bị dầm cầu trục

Một thiết bị cầu trục thông thường sẽ gồm có 2 phần chính là dầm chính và dầm biên. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cấu tạo của từng loại dầm phổ biến này: Dầm chính cầu trục và dầm biên cầu trục.

Bộ phận dầm chính

Dầm chính được biết là phần sẽ có vai trò chịu lực chính. Là đường chạy của palang, được làm bằng chất liệu tổ hợp thép tấm và thép hình. Chúng sẽ liên kết với nhau bằng các mối hàn có dạng hộp, dạng thép chữ I, thép chữ H hoặc kết hợp cả hộp và thép chữ I, thép chữ H

Bộ phận dầm biên

Dầm biên hay còn được biết đến với tên gọi là dầm đầu. Chúng là bộ phận sẽ giúp cho các thiết bị trong cầu trục có thể di chuyển. Dầm biên được cấu tạo gồm 3 bộ phận chính là:

  • Khung dầm biên: Kiểu thông dụng của khung dầm biên là dạng hình hộp chữ nhật được làm bằng tổ hợp thép tấm CT3 dày từ 6mm – 10mm. Mang đến cho thiết bị một kết cấu vững vàng và ổn định.
  • Bánh xe và trục bánh xe di chuyển: Bánh xe chủ động sẽ liên kết với động cơ di chuyển thông qua cơ cấu ăn khớp bánh răng. Kích thước tâm giữa hai bánh xe sẽ được thiết kế dựa vào sức nâng và khẩu độ của thiết bị cầu trục.
  • Động cơ di chuyển: Tùy thuộc vào trọng lượng của thiết bị cầu trục, tốc độ di chuyển  mà bạn có thể chọn loại động cơ và công suất phù hợp. Với loại cầu trục dầm đơn 5 tấn sẽ sử dụng 2 bộ động cơ công suất 0.75KW

Phân loại dầm cầu trục hiện nay

Khi phân loại dầm cầu trục dựa theo vật liệu cấu tạo nên chúng thì ta sẽ có 2 loại dầm cầu trục là dầm thép và dầm bê tông cốt thép. Tương ứng ở mỗi lloại lại gồm có 2 loại là dầm đôi và dầm đơn.

Dầm đơn (1 dầm)

Dạng thép chữ I, thép chữ H được đúc tiêu chuẩn, phù hợp với loại cầu trục có tải trọng và khẩu độ nhỏ từ 1 tấn – 3 tấn.

Dạng hộp tổ hợp: Thường sẽ thích hợp với mức tải trọng từ 1 tấn cho đến 20 tấn.

Dạng kết hợp: Là sự kết hợp giữa dầm hộp, thép chữ I, thép chữ H đúc cho phép nâng cao khẩu độ hơn so với 2 dạng nêu trên.

Tổng Hợp Thông Tin Cần Biết Về Dầm Cầu Trục

Dạng thép chữ I, thép chữ H được đúc tiêu chuẩn, phù hợp với loại cầu trục có tải trọng và khẩu độ nhỏ từ 1 tấn – 3 tấn

Dầm đôi (2 dầm, dầm kép)

Dạng hộp: Là dạng được sử dụng nhiều nhờ vào tính ổn định và an toàn cao mà chúng mang lại

Dạng dàn không gian: Là tổ hợp từ các loại thép hình phù hợp với đa dạng nhiều loại tải trọng và khẩu độ.

Tổng Hợp Thông Tin Cần Biết Về Dầm Cầu Trục

Cầu trục dầm đôi

Tìm hiểu về dầm cầu trục bê tông cốt thép

Dầm cầu trục bê tông cốt thép chính là một bộ phận quan trọng trong khối thiết bị nâng hạ, di chuyển.  Chúng được chế tạo riêng nhằm có thể đáp ứng phù hợp với tính đặc thù ở các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất bê tông cốt thép tại Việt Nam.

Đặc điểm của dầm cầu trục bê tông cốt thép 

Vì là thiết bị được dùng trong việc vận chuyển tại các nhà máy bê tông cốt thép, do đó nên loại dầm bê tông cốt thép bắt buộc cần phải sở hữu đầy đủ các đặc điểm như sau:

  • Phần kết cấu, cấu tạo của dầm bê tông cốt thép phải có độ chắc chắn tốt để tăng khả năng chịu lực lên khi chuyên chở các loại hàng hóa như các cọc bê tông nặng, cồng kềnh.
  • Cần có tốc độ di chuyển nhanh, đảm bảo chất lượng di chuyển và hoạt động, không làm gián đoạn dây chuyền sản xuất
  • Cần được lắp đặt chắc chắn, chống được các rung lắc mạnh trong quá trình di chuyển trên cao
  • Đảm bảo được tính an toàn cao về chất liệu làm dầm
  • Chế tạo và lắp đặt dầm cầu trục bê tông cốt thép đạt tiêu chuẩn để không xảy ra bất kỳ sự cố nào trong quá trình di chuyển
  • Là thiết bị được cung cấp bởi các công ty có độ uy tín, có xưởng chế tạo để giúp cho việc bảo hành, cam kết được thực hiện đúng và đầy đủ
  • Quy trình sản xuất dầm cầu trục bê tông cốt thép khép kín, được kiểm định, thử tải trước khi đưa vào sử dụng
  • Tuân thủ đầy đủ các quy chuẩn của Việt Nam cũng như các quy chuẩn Quốc tế
  • Được sản xuất phù hợp với từng doanh nghiệp riêng biệt

Do đó, để đảm bảo dầm cầu trục bê tông cốt thép có đầy đủ các đặc tính trên giúp cho việc sử dụng được lâu dài, các bạn nên chọn lựa sản phẩm cầu trục đúc bê tông tại những nơi cung cấp lớn, uy tín và được đánh giá cao. Cầu trục Hoàng Anh cũng là một trong số đó.

Công thức tính dầm cầu trục

Dầm cầu trục sẽ chịu 2 lực theo chiều thẳng đứng P và lực ngang T

  • Loại đặc I định hình hay tổ hợp
  • Loại rỗng: nhịp lớn với sức trục nhỏ hơn 30T
  • Kết hợp giữa 2 loại rỗng + đặc
Tổng Hợp Thông Tin Cần Biết Về Dầm Cầu Trục

Dựa trên nhiều yếu tố để tính dầm cầu trục

Công thức tính tải trọng 

Tải trọng được truyền vào dầm cầu trục thông qua các bánh xe cầu trục

Trong đó áp lực bánh xe sẽ tính theo công thức:

  • P = k1nncPmax
  • P = k2nncT1
  • T1 = To/no

k1 , k2  là hệ số động lực

Dầm cầu trục tiết diện đặc gồm:

  • Thép định hình
  • Tổ hợp hàn
  • Tổ hợp bu lông

Dầm hãm

  • Dầm hãm
    • Trong trường hợp bề rộng < 1,5m: sử dụng bản đặc
    • Trong trường hợp bề rộng > 1,5m : sử dụng dàn hãm
    • Tải trọng truyền vào dầm cầu trục qua các bánh xe cầu trục
    Áp lực bánh xe:
    P=k1nncPmax
    P=k2nncT1
    T1=To/no
    k1 , k2 : hệ số động lực.

Tính toán dầm tiết diện đặc

  • Tải trọng 2 lực theo chiều thẳng đứng P và lực ngang T
  • Mmax, Qmax xác định theo phương pháp đ. a. h
  • Kể đến trọng lượng bản thân dầm và hoạt tải trên dầm hãm: nhân Mmax, Qmax với hệ số α>1 (ví dụ: α = 1 với L = 6m)
  • Nội lực do lực ngang T
  • M = Mmax T/P, Q = Qmax T/P

Chọn tiết diện

• Xem lý thuyết tính toán dầm thép – KCT

Kiểm tra tiết diện

  • Kiểm tra bền
  • Kiểm tra bền mỏi
  • Kiểm tra độ võng
  • Liên kết hàn

Kiểm tra bền: đơn giản hóa

  • Dầm cầu trục chịu Mx
  • Dầm hãm chịu My
  • Dầm hãm chịu My
γc = 0,9 khi chế độ làm việc nặng, γc = 1 cho các trường hợp khác.

Kiểm tra bền: khi có dàn hãm

Cánh trên dầm chịu:
  • Mô men uốn Mx
  • Lực nén N = My/ hdh
  • Mô men uốn cục bộ:
  • Ổn định cánh trên dầm: công thức hình bên
  • Af : diện tích tiết diện cánh trên
  • Wyf : mô men chống uốn của tiết diện cánh trên đối với trục y

Kiểm tra ứng suất tiếp bụng dầm

Ứng suất tiếp do Qx kiểm tra như dầm bình thường (xem KCT1)
Kiểm tra ứng suất cục bộ do áp lực bánh xe: (công thức bảng bên)
  • P : áp lực bánh xe không kể đến hệ số động
  • γ1 : hệ số tăng tải trọng tập trung lên 1 bánh xe
  • z : chiều dài quy ước phân bố áp lực cục bộ

Kiểm tra ứng suất tương đương tại chỗ tiếp giáp bản cánh + bản bụng dầm:

Kiểm tra ứng suất cục bộ do lệch tâm của ray: Mô men xoắn cục bộ ở cánh trên do P và T.

  • Kiểm tra bền mỏi
  • Kiểm tra độ võng
  • [f]=L/400 : cầu trục chế độ làm việc nhẹ
  • [f]=L/500 : cầu trục chế độ làm việc vừa
  • [f]=L/600 : cầu trục chế độ làm việc nặng
  • Kiểm tra ổn định tổng thể và cục bộ
  • Kiểm tra bản cánh và bản bụng
  • Luôn lưu ý tính toán độ võng cho phép theo tiêu chuẩn của Việt Nam
  • Quy định cụ thể các phương pháp, kiểm tra không phá hủy ở các mối hàn quan trọng trên dầm. Đặc biệt là các mối hàn nối tấm
  • Thiết kế, chỉ rõ chi tiết kích thước tổng quát và dung sai kích thước áp dụng
  • Xác định được kiểu liên kết tối ưu giữa dầm chính và dầm biên

Bài viết trên đây Cầu trục Hoàng Anh đã chia sẻ đến cho bạn tất cả thông tin cần nắm về thiết bị dầm cầu trục và những đặc điểm nổi bật, cấu tạo, phân loại cũng như một số thông tin liên quan đến chúng. Hi vọng qua đó đã giúp bạn có thêm cho mình nhiều kiến thức hay, bổ ích về thiết bị này, biết cách lựa chọn được sản phẩm dầm cầu trục phù hợp cho mình. Nếu cần hỗ trợ tư vấn, giải đáp bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến dầm cầu trục, cầu trục thì hãy liên hệ ngay cho Cầu trục Hoàng Anh nhé!