Uncategorized

Cầu Trục: Cấu Tạo, Vai Trò Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Thiết Bị

Cầu Trục: Cấu Tạo, Vai Trò Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Thiết Bị

Cầu trục được biết đến là một thiết bị mang đến công dụng hỗ trợ di chuyển, nâng hạ hàng hóa, vật liệu có trọng lượng lớn dùng nhiều cho các nhà xưởng, đơn vị sản xuất ở nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau. Vậy cụ thể thiết bị này có vai trò gì, cấu tạo như thế nào, nguyên lý hoạt động của cầu trục ra sao? Cùng Cầu trục Hoành Anh tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết chia sẻ những thông tin tổng quan về cầu trục ngay bên dưới đây nhé!

Cầu trục là gì?

Cầu trục có tên gọi tiếng Anh là Overhead crane, thiết bị này cũng được biết đến là cẩu trục. Là một thiết bị có chức năng nâng hạ, di chuyển được các hàng hóa, vật liệu có tải trọng lớn với sức nâng được từ 1 tấn cho đến 500 tấn. Cầu trục sử dụng hệ thống động cơ điện để hoạt động, vận hành.

Những hàng hóa, vật liệu có kích thước lớn, cồng kềnh, tải trọng nặng thay vì được vận chuyển bằng lối đi trên sàn sẽ được cầu trục nâng lên, di chuyển đến địa điểm sắp xếp nhanh chóng, dễ dàng trên không theo phương ngang. Tất cả các thao tác chỉ đạo, điều khiển sẽ đều được thực hiện thông qua hệ thống điều khiển từ xa

Những thiết bị cầu trục sở hữu cho mình nhiều đặc điểm nổi bật hơn so với những thiết bị nâng hạ hàng hóa thường gặp. Mức chi phí để mua, lắp đặt cầu trục cũng ở mức vừa phải, không quá cao. Phụ kiện thay thế, sửa chữa cho thiết bị cũng dễ tìm. Đặc biệt cầu trục có thể hoạt động tốt trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt với một độ bền bỉ cao, ít bị hư hỏng hay tốn quá nhiều chi phí bảo dưỡng. Nhờ vậy thiết bị cầu trục dần trở nên phổ biến, được nhiều nhà xưởng, doanh nghiệp quan tâm lựa chọn sử dụng.

Cầu Trục: Cấu Tạo, Vai Trò Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Thiết Bị

Những thiết bị cầu trục sở hữu cho mình nhiều đặc điểm nổi bật hơn so với những thiết bị nâng hạ hàng hóa thường gặp

Vai trò của cầu trục như thế nào?

Cầu trục có rất nhiều đặc điểm nổi bật, lợi ích thiết thực cho người sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, vận chuyển sắp xếp hàng hóa:

  • Cầu trục có thể vận hành tốt ở bất cứ mặt sàn nào, dễ dàng thay đổi linh hoạt để đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp
  • Nâng được nhiều thiết bị, hàng hóa với mức tải trọng lớn, điều này giúp cho người vận hành giảm bớt được những căng thẳng, mệt mỏi hơn so với khi còn vận chuyển nhờ sức người
  • Hàng hóa không cần tốn nhiều thời gian vận chuyển trên các đường lối đi có vật cản tốn thời gian mà đã có thể dễ dàng vượt qua nhanh chóng hơn nhờ vào di chuyển trên cao
  • Người điều khiển sẽ kiểm soát, vận hành từ xa giúp cho việc quan sát tốt hơn, ít gặp rủi ro hay nguy hiểm hơn 
  • Cầu trục cho khả năng tự động hóa tốt, độ chính xác cao
  • Hoạt động vận chuyển hàng hóa trơn tru, nhanh chóng, ít gặp vấn đề rơi vỡ hư hỏng trong khi thực hiện 
Cầu Trục: Cấu Tạo, Vai Trò Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Thiết Bị

Cầu trục có thể vận hành tốt ở bất cứ mặt sàn nào, dễ dàng thay đổi linh hoạt để đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp

Cấu tạo của thiết bị cầu trục

Được làm từ chất liệu thép dạng cầu, bên trong có các bộ phận được lắp ráp để hỗ trợ cho quá trình di chuyển thuận tiện với những bánh sắt lăn trên trục đường ray. Vì lý do này nên chúng được nhiều người gọi với cái tên là cầu lăn. Cấu tạo cơ bản của thiết bị cầu trục sẽ gồm có những bộ phận như: dầm chính (dầm chủ), dầm biên (dầm đầu), bánh xe cầu trục, dầm chạy, hệ thống đường ray chuyên dụng, các khớp nối trục cơ khí, thiết bị hỗ trợ giảm chấn, động cơ di chuyển cầu trục, động cơ di chuyển xe con, hệ thống hỗ trợ nâng hạ (palang cáp điện, palang xích điện và xe con mang hàng), điều khiển cầu trục, tang tời, hệ thống dẫn điện cho cầu trục. 

Trong tất cả những bộ phận, thiết bị thì quan trọng nhất chính là:

  • Dầm chủ (dầm chính): Đây là thiết bị được cấu tạo thành nhiều hình khác nhau phù hợp với nhu cầu sử dụng, thiết kế nhà xưởng trên thực tế như là hình chữ I, chữ H,.. Dầm chính sẽ được thiết kế tuân thủ theo đúng các tiêu chuẩn về an toàn chế tạo để đảm bảo độ an toàn trong quá trình sử dụng, giúp độ võng của dầm chính trong quá trình sử dụng không vượt quá mức sai số cho phép
  • Dầm biên: Có cấu tạo dạng hình hộp được gia công chắc chắn, gắn liền với phần bánh xe của cầu trục, cơ cấu động cơ di chuyển cầu trục
  • Các thiết bị điện cầu trục: Gồm có hệ thống cấp điện cho palang, cấp điện cho cầu trục và tủ điều khiển cầu trục.
Cầu Trục: Cấu Tạo, Vai Trò Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Thiết Bị

Được làm từ chất liệu thép dạng cầu, bên trong có các bộ phận được lắp ráp để hỗ trợ cho quá trình di chuyển

Ngoài ra trong thiết bị cầu trục còn có kèm theo nhiều thiết bị khác như:

  • Đầu ngoạm: Thường sẽ sử dụng hệ thống đóng mở cơ học hay hệ thống thủy lực để hoạt động. Ứng dụng phổ biến trong các công trường khai thác khoáng sản,..
  • Kẹp cuộn: Là thiết bị dùng hệ thống chuyền động bằng tay hoặc chuyền động điện để nâng hạ các cuộn tôn, thép
  • Dầm nâng hạ: Hỗ trợ nâng hạ đồng thời cùng lúc 2 trọng điểm trong trường hợp cầu trục chỉ có duy nhất 1 móc nâng
  • Mâm từ: Sử dụng từ trường để nâng hạ các sản phẩm làm từ kim loại như thép, sắt,.. Dùng nhiều trong các nhà xưởng gia công cơ khí, sản xuất sắt thép,..
  • Bảng tra cầu trục: Là bảng thông số chi tiết giúp người dùng sử dụng cầu trục hiệu quả, an toàn hơn

Nguyên lý hoạt động của cầu trục

Cách thức hoạt động của một thiết bị cầu trục sẽ nhờ vào động cơ điện truyền những chuyển động thông qua truyền động đến khớp nối trục tời, hộp giảm tốc. Từ đó truyền chuyển động đến bánh xe để bắt đầu tiến hành di chuyển cầu trục. Phần dầm chính được gắn trên dầm biên cũng di chuyển theo. Xe con có chứa cơ cấu nâng cũng được di chuyển trên đường ray gắn tại dầm chính 

Ở các trường hợp cần thiết thì hệ thống phanh sẽ làm nhiệm vụ hãm, động cơ điện sẽ được điều khiển thông qua hệ thống điều khiển có ở cabin. Diện tích xếp đỡ của cầu trục cũng được thiết kế theo dạng hình chữ nhật

Các cách phân loại cầu trục

Chúng ta có thể phân loại thiết bị cầu trục theo nhiều nhóm khác nhau dựa vào chủng loại, cấu tạo, cách di chuyển, môi trường làm việc,..

  • Dựa theo chủng loại gồm: cầu trục dầm đơn, cầu trục dầm đôi
  • Dựa theo dẫn động cơ cấu: cầu trục dẫn động bằng tay, cầu trục dẫn động bằng điện
  • Dựa theo kiểu dáng, kết cấu dầm: 1 dầm chính, 2 dầm chính, dầm giàn, dầm hộp,…
  • Dựa vào cách tựa của dầm cầu trục ở trên đường ray di chuyển: cầu trục tường hay cầu trục tựa, cầu trục treo
  • Dựa vào môi trường làm việc, nhu cầu sử dụng: dùng ở cầu cảng, dùng cho thủy điện, dùng phòng nổ, dùng cho luyện kim, cầu trục mâm từ, cầu trục gầu ngoạm,..
Cầu Trục: Cấu Tạo, Vai Trò Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Thiết Bị

Chúng ta có thể phân loại thiết bị cầu trục theo nhiều nhóm khác nhau dựa vào chủng loại, cấu tạo, cách di chuyển, môi trường làm việc

Cách chọn mua cầu trục nâng hạ chất lượng

  • Tìm hiểu chi tiết về các loại cầu trục: Vì số lượng các loại cầu trục hiện nay rất đa dạng, do đó nên bạn có thể tìm hiểu về những sản phẩm phổ biến chọn loại cầu trục với mức tải trọng phù hợp với nhu cầu sử dụng nâng – hạ, di chuyển hàng hóa 
  • Xác định kích thước và đặc điểm nhà xưởng, môi trường lắp đặt cầu trục để có cho mình sản phẩm phù hợp nhất. 
  • Xem xét mức tải thực tế của hàng hóa để chọn cầu trục phù hợp, nên cộng thêm 10% – 15% trọng lựa thực tế. Hiện thiết bị cầu trục có nhiều mức tải trọng đa dạng nên bạn không cần quá lo lắng không tìm được sản phẩm phù hợp cho mình (1 tấn, 2 tấn, 5 tấn, 7.5 tấn, 10 tấn, 15 tấn, 20 tấn, 25 tấn,..)

Bài viết chia sẻ trên đây đã giới thiệu cho bạn một cách tổng quan nhất về thiết bị cầu trục từ cấu tạo, đặc điểm, nguyên lý hoạt động, phân loại hay cách chọn mua cầu trục sao cho chất lượng, hiệu quả. Mong thông qua đó đã giúp bạn có thêm cho mình những kinh nghiệm, thông tin bổ ích về thiết bị công nghiệp này. Nếu cần hỗ trợ tư vấn, giải đáp các thắc mắc liên quan đến cầu trục thì đừng ngần ngại liên hệ đến cho Cầu trục Hoàng Anh ngay nhé!