Chưa được phân loại

Tìm Hiểu Về Cấu Tạo Cổng Trục Và Phân Loại

Tìm Hiểu Về Cấu Tạo Cổng Trục Và Phân Loại

Cấu tạo cổng trục là một yếu tố quyết định đến những đặc điểm, hiệu suất hoạt động của thiết bị trong quá trình vận chuyển, nâng hạ hàng hóa, các vật nặng. Vậy cụ thể thì cấu tạo của thiết bị cổng trục gồm những phần nào, có các loại cổng trục nào khi phân loại dựa theo cấu tạo? Cùng Cầu trục Hoàng Anh khám phá ngay trong bài viết sắp được chia sẻ bên dưới đây về cấu tạo cổng trục bạn nhé!

Tìm hiểu tổng quan về cấu tạo cổng trục

Cổng trục cũng là một thiết bị có chức năng nâng hạ, di chuyển các vật nặng phổ biến nhất nhì hiện nay. Thiết bị này sẽ làm việc theo chu kỳ với nhiệm vụ nâng lên, hạ xuống và di chuyển hàng hóa, vật có tải trọng nặng trong một không gian hoạt động. Hàng hóa sẽ được treo lên bởi móc treo hay bằng những thiết bị mang tải khác. Với phần dầm cầu tựa trên ray bằng các chân cổng.

Cổng trục có ưu điểm là cho phép di chuyển thông qua bộ phận bánh xe để có thể hoạt động tốt kể cả trong nhà cũng như ngoài trời. Do đó tính ứng dụng của thiết bị cổng trục cũng cao hơn so với một số thiết bị khác có cùng tính năng. Mặc dù hiện nay có rất nhiều loại cổng trục khác nhau, nhưng về cơ bản vẫn gồm có 2 phần là kết cấu thép và các thiết bị hỗ trợ.

Kết cấu thép trong thiết bị cổng trục

Kết cấu thép trong cổng trục được hiểu là bộ phận có khả năng chịu lực, đóng vai trò giống một khung nâng đỡ cho toàn bộ thiết bị cũng như hàng hóa. Kết cấu thép của cổng trục được làm từ chất liệu thép hình và thép tấm. Hai loại thép thông dụng nhất là thép SS400 và thép Q345

Kết hợp với đó là những chi tiết được gia công cơ khí như: bánh xe di chuyển, trục,  khớp cứng, khớp mềm, bạc. Những chi tiết này đều được làm từ chất liệu thép hợp kim C45 theo đúng quy định tiêu chuẩn Việt Nam.

Thông thường kết cấu thép cổng trục sẽ có trọng lượng nặng hơn so với thiết bị cầu trục trong cùng một mức tải trọng nâng. Nguyên nhân là do chúng được trang bị thêm bộ phận chân di chuyển. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà sẽ lắp đặt cổng trục với bộ phận chân di chuyển khác nhau. Đa số phần chân cổng trục sẽ được lắp đặt đối xứng hay theo dạng tựa trên trụ công trình để phân tán đều trọng lượng vật nặng. Từ đó giúp hoạt động vận chuyển hàng hóa được an toàn hơn.

Tìm Hiểu Về Cấu Tạo Cổng Trục Và Phân Loại

Kết cấu thép trong cổng trục được hiểu là bộ phận có khả năng chịu lực, đóng vai trò giống một khung nâng đỡ cho toàn bộ thiết bị cũng như hàng hóa

Các thiết bị hỗ trợ có trong cổng trục

Bên cạnh khung nâng đỡ được làm bằng kết cấu thép thì bên ngoài cổng trục còn có các thiết bị hỗ trợ kèm theo. Đó chính là thiết bị giúp thực hiện nâng hạ, di chuyển hàng hóa. Một bộ phận chính trong thiết bị cổng trục khác chính là palang. Palang hay được gọi là tời, xe con. Chúng được dùng để neo giữ hàng hóa trên không nhằm phục vụ hoạt động nâng hạ, di chuyển dễ dàng.

Cấu tạo cổng trục còn bao gồm nhiều thiết bị khác như: hệ thống cấp điện, tủ điện điều khiển, thiết bị an toàn. Toàn bộ thiết bị cổng trục dù là chính hay phụ sẽ đều bắt buộc cần phải có cơ cấu bảo vệ để có thể tránh được các tác động từ môi trường. Nguyên nhân là do thiết bị cổng trục hoạt động chủ yếu ở ngoài trời.

Các loại cổng trục dựa theo cấu tạo

Cổng trục hiện có rất nhiều loại khác nhau nhưng phân loại theo cấu tạo là phổ biến nhất:

Thiết bị cổng trục dầm đơn

Thiết bị cổng trục dầm đơn được biết đến là loại cổng trục phổ biến nhất hiện nay. Mức tải trọng của loại cổng trục dầm đơn không lớn. Tuy nhiên chúng lại sở hữu kết cấu đơn giản, trọng lượng nhẹ, phù hợp với những nhu cầu sử dụng thực tế hiện nay của các doanh nghiệp. Do đó nên cổng trục dầm đơn được nhiều người, đơn vị, doanh nghiệp lựa chọn. 

Thiết bị này sở hữu 1 dầm chính có kết cấu dầm hình hộp chữ I theo kiểu đơn chiếu. Bộ phận palang được lắp đặt treo ở phía bên cánh dưới dầm chính nhằm mục đích để neo giữ, nâng hạ, di chuyển vật liệu, hàng hóa.

Tìm Hiểu Về Cấu Tạo Cổng Trục Và Phân Loại

Thiết bị cổng trục dầm đơn được biết đến là loại cổng trục phổ biến nhất hiện nay. Mức tải trọng của loại cổng trục dầm đơn không lớn

Thiết bị cổng trục dầm đôi

Với loại cổng trục dầm đôi sẽ có thể chịu được mức tải trọng lớn hơn nhiều lần so với cổng trục dầm đơn. Điểm đặc biệt của thiết bị cổng trục này nằm ở bộ phận dầm chính, được thiết kế theo kiểu dầm kép. Tức là sử dụng 2 dầm được bố trí song song nhau, liên kết với nhau bằng bu lông ghép với dầm biên. Palang nâng hạ sẽ được đặt ngồi theo kiểu blog trên đường ray hàn cố định tại phần đỉnh của dầm chính.

Tìm Hiểu Về Cấu Tạo Cổng Trục Và Phân Loại

Với loại cổng trục dầm đôi sẽ có thể chịu được mức tải trọng lớn hơn nhiều lần so với cổng trục dầm đơn

Thiết bị cổng trục chân dê

Loại cổng trục này sở hữu đặc điểm khác biệt so với những cổng trục khác ở bộ phận chân. Theo đó, cấu tạo cổng trục chân dê sẽ có 4 chân, chúng tạo thành hình chữ nhân và được liên kết cứng với nhau. Điều này giúp cho cổng trục chân dê có thể dễ dàng di chuyển trên bánh xe một cách chắc chắn. Thông thường cổng trục chân dê được sử dụng trong các nhà máy thủy điện

Thiết bị cổng trục chữ A

Cấu tạo cổng trục chữ A có điểm khác biệt dễ dàng nhận biết so với các loại cổng trục khác là nằm ở chân cổng trục. Chân cổng trục này được bắt chéo theo hình chữ A, đối xứng 2 bên với mục đích nhằm phân tán trọng lượng của hàng hóa, các đồ vật nặng

Thiết bị cổng trục đẩy tay

Với thiết bị cổng trục đẩy tay chủ yếu sẽ được sử dụng nhiều để nâng hạ, di chuyển hàng hóa có mức trọng lượng nhỏ. Điểm nhận biết trong cấu tạo cổng trục này là nằm ở hoạt động của chúng sẽ sử dụng sức người thay vì dùng động cơ điện dẫn động như một số loại cổng trục công nghiệp

Tìm Hiểu Về Cấu Tạo Cổng Trục Và Phân Loại

Với thiết bị cổng trục đẩy tay chủ yếu sẽ được sử dụng nhiều để nâng hạ, di chuyển hàng hóa có mức trọng lượng nhỏ

Thiết bị cổng trục bánh lốp

Cổng trục bánh lốp có cấu tạo khá cơ bản. Tuy nhiên điểm khác biệt chính là nằm ở bộ phận bánh xe, chúng được sử dụng bánh lốp để có thể di chuyển trên các đoạn đường phẳng mà không cần phải trang bị thêm bất kỳ hệ thống ray di chuyển nào. Do đó loại cổng trục bánh lốp này chủ yếu được ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng cầu đường

Thiết bị cổng trục bánh xích

Cấu tạo cổng trục cơ bản có nhiều điểm tương đồng với loại cổng trục bánh xích. Tuy nhiên loại cổng trục này sẽ sử dụng cơ cấu bánh xích để có thể dễ dàng đi được trên đất mềm mà không cần lo bị sa lầy.

Các yêu cầu cần nắm trong thiết kế cầu trục

  • Thiết kế cầu trục đáp ứng tiêu chuẩn, quy định ở Việt Nam theo TCVN 4244-2005. Đây được biết đến là tiêu chuẩn áp dụng đối với các thiết bị nâng – thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
  • Thiết kế cầu trục cần có đủ các bản vẽ kỹ thuật: Các bản vẽ kỹ thuật cầu trục sẽ phục vụ tốt cho công tác sản xuất, lắp đặt sau này. Đồng thời còn là những tài liệu quan trọng bắt buộc phải có khi đơn vị muốn tiến hành mua bán hoặc chuyển nhượng thiết bị cầu trục
  • Thiết kế cầu trục dựa theo nhu cầu thực tiễn: Bạn hoàn toàn có thể tự mình xem xét nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp mình kết hợp với đặc điểm của nhà xưởng để lựa chọn loại cầu trục phù hợp
  • Thiết kế cầu trục cần dễ đọc, dễ hiểu: Trong quá trình thiết kế cầu trục cần sử dụng những ký hiệu theo quy ước quốc tế để khi mọi người xem có thể hiểu được, xem được, kiểm tra được, không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, lắp ráp cầu trục
  • Thiết kế cầu trục đáp ứng được yêu cầu về mặt chất lượng: Các chi tiết của thiết bị cầu trục cần đảm bảo tính thực dụng, tính thống nhất và đồng bộ để có thể dễ dàng lắp đặt trong không gian nhà xưởng. Đồng thời cần phải thiết kế, lựa chọn thiết bị làm sao để giảm thiểu tối đa sự cố, ít hỏng hóc trong quá trình sử dụng nhất có thể

Thông tin bài viết chia sẻ về cấu tạo cổng trục và các loại cổng trục được phân loại dựa theo cấu tạo do Cầu trục Hoàng Anh mang đến hôm nay hi vọng đã cung cấp được cho bạn nhiều thông tin bổ ích để hỗ trợ bạn dễ dàng lựa chọn được cho mình sản phẩm cổng trục phù hợp với nhu cầu, mục đích, chi phí của doanh nghiệp mình.