Chưa được phân loại

Thiết Bị Cầu Trục Dầm Đôi: Cấu Tạo, Ưu Điểm, Nguyên Lý Hoạt Động

Thiết Bị Cầu Trục Dầm Đôi: Cấu Tạo, Ưu Điểm, Nguyên Lý Hoạt Động

Cầu trục dầm đôi là thiết bị cầu trục công nghiệp phổ biến được sử dụng nhằm mục đích hỗ trợ vận chuyển, nâng lên, hạ xuống, neo giữ các hàng hóa có tải trọng lớn, cồng kềnh trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn. Chúng là thiết bị được ứng dụng nhiều trong các nhà xưởng, kho bãi, nhà máy sản xuất,.. Hôm nay hãy cùng Cầu trục Hoàng Anh tìm hiểu rõ hơn về thiết bị cầu trục dầm đôi này trong bài viết sau từ cấu tạo, ưu – nhược điểm, nguyên lý vận hành, các lưu ý khi sử dụng,..

Tìm hiểu khái niệm về cầu trục dầm đôi

Cầu trục dầm đôi hay còn có nhiều tên gọi khác như cầu trục 2 dầm, cầu trục dầm kép. Đây là sản phẩm cầu trục có cấu tạo gồm hai dầm chính có cùng kích thước giống nhau và cùng chịu một mức tải tương đương nhau. Hai dầm của cầu trục được đặt ở vị trí song song với nhau và đặt vuông góc với dầm biên của cầu trục sau đó liên kết bằng bu lông. Là thiết bị cầu trục cho mức tải trọng lớn từ 5 tấn lên đến 100 tấn. Với khẩu độ lên đến 50m và không bị giới hạn về chiều cao. Thiết bị này hiện được sử dụng rất nhiều trong đa dạng các lĩnh vực công nghiệp hạ tầng.

Cầu trục dầm đôi đóng vai trò chính là để nâng lên, hạ xuống, vận chuyển các tải hàng hóa có mức trọng lượng nặng. Là thiết bị cầu trục có công suất làm việc lớn hơn nhiều so với loại cầu trục dầm đơn. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được thiết bị cầu trục dầm đôi này trong các nhà máy sản xuất thiết bị, sản xuất bê tông, sản xuất luyện kim, hay trong các ngành công nghiệp nặng (nhiệt điện, thủy điện, đóng tàu,..), nhà xưởng, kho bãi cần vận chuyển máy móc, hàng hóa có trọng lượng lớn lên đến hàng trăm tấn,..

Thiết Bị Cầu Trục Dầm Đôi: Cấu Tạo, Ưu Điểm, Nguyên Lý Hoạt Động

Cầu trục dầm đôi hay còn có nhiều tên gọi khác như cầu trục 2 dầm, cầu trục dầm kép

Cấu tạo của thiết bị cầu trục dầm kép

Cầu trục dầm đôi có cấu tạo, thiết kế dạng khung hình hộp có tính cân đối và sở hữu một độ bền vững cao. Trong một cầu trục dầm kép sẽ có cấu tạo gồm các phần chính như là:

  • Bộ phận dầm chính: gồm 2 dầm chính được làm từ vật liệu tổng hợp thép hộp có trụ chân chịu lực tốt với độ chắc chắn cao
  • Bộ phận dầm biên: gồm khung dầm biên, động cơ giảm tốc và hộp bánh xe. Chúng sẽ được liên kết lại với dầm chính bằng bu lông cường độ cao. Kích thước của dầm biên sẽ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như là khẩu độ cầu trục, tải trọng.  
  • Bộ phận Palang: được thiết kế theo kiểu sâu đo, chúng được nối với cáp xích điện hay cáp điện
  • Nguồn điện: thanh dẫn 3P được dùng làm dây dẫn cấp biến. Nơi cung cấp điện cho cầu trục dầm đôi có thể hoạt động là tủ điện. Chúng được đặt ở những nơi tầm thấp để có thể dễ kiểm tra và sửa chữa trong các trường hợp xảy ra lỗi
  • Các thiết bị an toàn: gồm hệ thống báo vượt quá tải trọng, biến tần, cabin điều khiển, bộ điều khiển từ xa

Đồng thời thiết bị cầu trục dầm kép còn có nhiều bộ phận quan trọng khác như là: sàn công tác, hệ dây dẫn điện, xe con di chuyển, hệ di chuyển cầu trục dọc nhà xưởng,..

Thiết Bị Cầu Trục Dầm Đôi: Cấu Tạo, Ưu Điểm, Nguyên Lý Hoạt Động

Cầu trục dầm đôi có cấu tạo, thiết kế dạng khung hình hộp có tính cân đối và sở hữu một độ bền vững cao

Cơ cấu nâng hạ của cầu trục dầm đôi như thế nào?

Vì cầu trục dầm kép là thiết bị có kết cấu dạng dàn, dầm hộp. Bên trên có đặt xe con áp dụng cơ cấu nâng. Dầm của cầu trục có thể chạy trên các đường ray đặt trên cao dọc theo nhà xưởng. Và xe con sẽ chạy dọc theo các dầm cầu trục. Nhờ có thiết bị cầu trục này mà việc bốc dỡ hàng hóa, vận chuyển sản phẩm diễn ra nhanh chóng hơn, hợp lý hóa các thao tác vận chuyển để nhằm giúp giảm bớt sức lao động con người, nâng cao năng suất công việc cho doanh nghiệp.

Điều kiện làm việc của thiết bị cầu trục dầm kép:

  • Nhiệt độ hoạt động từ -25 độ C đến 40 độ C
  • Khả năng làm việc của thiết bị từ mức A6 – A3
  • Nguồn cấp điện 3 pha (380V, 50Hz)
  • Mức tải trọng của thiết bị từ 5 tấn – 100 tấn

Nguyên lý hoạt động của cầu trục dầm kép

Thiết bị cầu trục dầm đôi này sẽ hoạt động như thế nào? Phía hai đầu của hai dầm chính sẽ được liên kết với dầm cuối theo phương vuông góc 90 độ. Và tại đây sẽ lắp thêm các bánh xe di chuyển để có thể chạy dọc trên 2 đường thanh ray. Theo phương nằm ngang thì khoảng cách tại tâm của các thanh ray sẽ là khẩu độ cầu trục dầm kép. Palang chạy dọc trên các đường ray ở dầm chính và nhờ có cơ cấu nâng nên chúng có thể dễ dàng di chuyển. 

Tại cầu trục dầm đôi tùy thuộc vào công dụng mà sẽ có 1 hay 2 cơ cấu nâng gồm: cơ cấu nâng chính có mức tải trọng lớn và cơ cấu nâng phụ sẽ có mức tải trọng nhỏ hơn. Nguồn điện sẽ cấp điện năng thông qua các cáp điện để động cơ có thể hoạt động được. Phanh của cầu trục sẽ có vai trò hãm lại các hoạt động của động cơ. Hệ thống điều khiển đặt ở cabin sẽ có nhiệm vụ điều khiển động cơ điện thực hiện các hoạt động xếp dỡ hàng hóa theo ý muốn

Thiết Bị Cầu Trục Dầm Đôi: Cấu Tạo, Ưu Điểm, Nguyên Lý Hoạt Động

Phía hai đầu của hai dầm chính sẽ được liên kết với dầm cuối theo phương vuông góc 90 độ

Ưu – nhược điểm của cầu trục 2 dầm

Trước khi quyết định lựa chọn mua thiết bị cầu trục dầm đôi thì bạn cần nắm được những thông tin về ưu – nhược điểm của chúng. Đây được biết đến là một bước cực kỳ quan trọng mà bạn không thể bỏ qua để chọn lựa được sản phẩm cầu trục chất lượng cho mình. 

Ưu điểm: 

  • Cầu trục dầm kép có thiết kế khá gọn nhẹ, với kết cấu cực kỳ bền vững, khả năng hoạt động ổn định và dễ dàng nâng hạ được những vật có trọng tải lớn với mức nâng được lên đến 100 tấn, khẩu độ 50m. 
  • Thiết bị cầu trục này có thể làm việc liên tục được trong nhiều môi trường khắc nghiệt khác nhau như những nơi có nhiệt độ cao, những nơi có tác động của hóa chất ăn mòn, môi trường có nhiều bụi,.. 
  • Ngoài ra vì không gian làm việc trên cao nên thiết bị cầu trục sẽ giúp cho nhà xưởng được gọn gàng hơn, dễ dàng vận chuyển 
  • Quy trình lắp đặt cầu trục dầm kép đơn giản, không phát sinh quá nhiều chi phí trong quá trình vận hành. So với những sản phẩm cùng chức năng khác như xe cẩu, xe nâng thì lắp đặt cầu trục sẽ cho mức giá thành rẻ hơn

Nhược điểm: Lực cản hai bên ray của cầu trục dầm đôi không đồng đều nhau do đó sẽ có thể xảy ra tình trạng xô lệch khi vận chuyển

Thiết Bị Cầu Trục Dầm Đôi: Cấu Tạo, Ưu Điểm, Nguyên Lý Hoạt Động

Trước khi quyết định lựa chọn mua thiết bị cầu trục dầm đôi thì bạn cần nắm được những thông tin về ưu – nhược điểm của chúng

Sử dụng cầu trục dầm đôi và những lưu ý không nên bỏ qua

  • Cần tìm hiểu kỹ về thiết bị, cách vận hành, hướng dẫn kỹ thuật do NXS cung cấp trước khi sử dụng. Cần đảm bảo các thiết bị đều hoạt động tốt, thử tải trước khi sử dụng chính thức. 
  • Không đứng trên hay dưới hàng hóa, vật nặng trong quá trình nâng hạ diễn ra
  • Thời gian kiểm định cầu trục dầm đôi là từ 6 tháng – 12 tháng. Bạn cần nắm được thời gian kiểm định này để quá trình vận hành có thể được đảm bảo an toàn một cách tốt hơn, tránh các trường hợp tai nạn lao động có thể xảy ra
  • Cần kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận bên trong cầu trục dầm đôi để nhanh chóng phát hiện và kịp thời khắc phục lỗi hư hỏng nhanh chóng
  • Trong trường hợp cầu trục bị hư hỏng các thiết bị, bộ phận bên trong thì cần sử dụng các phụ tùng thay thế đảm bảo chất lượng. Và khi cầu trục, palang đã sử dụng được trong khoảng từ 15 năm – 20 năm thì cần được tiến hành thay mới.

 

Mong rằng thông qua bài viết trên đây với nội dung tổng quan về thiết bị cầu trục dầm đôi mà Cầu trục Hoàng Anh chia sẻ đã có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về thiết bị cầu trục này để cân nhắc lựa chọn sản phẩm phù hợp cho nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, đơn vị mình. Nếu cần hỗ trợ, giải đáp bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến cầu trục dầm đôi thì hãy liên hệ ngay cho Cầu trục Hoàng Anh nhé, chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ nhiệt tình!