Các loại cần trục, cổng trục hay cầu trục hiện nay đều rất phổ biến, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Chức năng chính của các thiết bị này chính là thực hiện nâng – hạ, di chuyển, neo giữ hàng hóa, vật liệu có trọng lượng nặng, kích thước lớn để từ đó giải phóng bớt sức lao động cho con người. Để chọn được cho mình sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng, không gian nhà xưởng hay địa điểm lắp đặt sử dụng thì bạn cần nắm thông tin của các loại cần trục, cầu trục và cổng trục cũng như biết các đặc điểm của chúng mang lại là gì.
Danh sách các loại cần trục
Các loại cần trục được trang bị hệ thống chuyển động bằng bánh xích hay bánh lốp có tính cơ động cao. Chúng cho phép cần trục di chuyển trong một phạm vi rộng. Vì vậy cần trục được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như bốc dỡ hàng hóa, nâng chuyển hàng, lắp ráp cơ cấu kiện, hỗ trợ các thiết bị thi công khác. Sau đây là một số loại cần trục phổ biến gồm:
- Phân loại theo hệ thống di chuyển: cần trục bánh xích, cần trục bánh lốp, cần trục lưu động ô tô
- Phân loại theo hệ dẫn động: cần trục thủy lực, cần trục dẫn động cơ khí, cần trục dẫn động điện
- Phân loại theo tải trọng: cần trục 4 tấn, cần trục 10 tấn, cần trục 16 tấn, cần trục 250 tấn,..
Danh sách những loại cầu trục
Nếu so sánh với thiết bị cần trục thì cầu trục sẽ có đa dạng nhiều loại hơn. Về cơ bản đây cũng là thiết bị có tác dụng nâng hạ, di chuyển, neo giữ các vật nặng trong một không gian hoạt động nhất định. Cầu trục hay cẩu trục sẽ hoạt động dựa theo chu kỳ với tải trọng được treo bởi móc tải hay các thiết bị mang tải khác có kết cấu chịu lực của dầm cầu.
Tùy vào những đặc điểm về kết cấu, hoạt động, mức tải trọng mà thiết bị cầu trục cũng được phân thành nhiều loại khác nhau. Ví dụ như về tải trọng chúng ta có các loại cầu trục: 1 tấn, 2 tấn, 3 tấn, 5 tấn, 10 tấn,.. đến tối đa 500 tấn.
Ngoài ra cũng có thể phân loại dựa theo kết cấu:
- Cầu trục dầm đơn có cấu tạo gồm duy nhất 1 dầm chính kiểu hình dầm hộp. Được liên kết với dầm biên (dầm đầu, dầm cuối) thông qua bu lông cường độ cao theo kiểu gối đỡ hay đấu đầu. Palang được treo bên cánh dưới dầm cầu trục để có thể mang các vật nặng di chuyển dễ dàng. Thiết bị cầu trục dầm đơn có tải trọng tối đa 10 tấn
Cầu trục dầm đôi có cấu tạo gồm hai dầm chính đặt song song với nhau, giống hệt nhau. Palang được đặt ngồi kiểu blog nằm ở trên dầm đỡ ray đỉnh dầm chính cầu trục. Thiết bị này có tải trọng từ 10 tấn – tối đa 500 tấn - Cầu trục treo được thiết kế để dùng cho các nhà xưởng có diện tích hạn chế, không gian phức tạp, trần nhà thấp. Thiết bị này yêu cầu cần phải được lắp đặt thêm hệ thống treo, trần nhà phải có khả năng chịu lực tốt để nâng đỡ toàn bộ thiết bị cùng với sức nặng của hàng hóa.
- Cầu trục quay có cấu tạo gồm một trụ đứng, khẩu cần tạo với trụ đứng một góc vuông. Thiết bị không hoạt động theo phương ngang hay phương dọc mà sẽ được hoạt động theo góc tròn trong bán kính cho phép. Với các góc 180 độ, 270 độ hoặc 360 độ
Tổng hợp những loại cổng trục
Để so sánh với cần trục, cẩu trục thì các loại cổng trục cũng cực kỳ đa dạng. Đây là thiết bị hoạt động theo chu kỳ với mức tải trọng được mắc bởi móc tải hay các thiết bị mang tải khác có dầm cầu tựa trên ray bằng chân cổng. Các loại cổng trục cũng được phân loại theo những tiêu chí như:
- Dựa theo kết cấu: cổng trục dầm đơn, cổng trục dầm đôi, cổng trục một chân cứng một chân mềm, cổng trục hai chân cứng, bán cổng trục, cổng trục có công soon một bên, cổng trục có công soon hai bên
- Dựa theo thiết kế chân cổng: cổng trục chạy ray, cổng trục chữ A, cổng trục chân dê, cổng trục long môn,..
- Dựa theo tải trọng: cổng trục 5 tấn, cổng trục 10 tấn, cổng trục 20 tấn… cổng trục 500 tấn.
Quy trình thực hiện bảo dưỡng cần trục, cổng trục, cầu trục bạn cần biết
Kiểm tra kết cấu tổng thể của thiết bị
Kiểm tra tổng thể là yêu cầu đầu tiên đánh giá bằng trực quan trong quy trình bảo dưỡng. Các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra xem những bộ phận của cầu trục xem có bị hỏng hóc, hao mòn hay không. Với những kỹ thuật viên có kinh nghiệm rất dễ dàng trong việc đánh giá từng bộ phận, chi tiết của cầu trục chỉ mất khoảng từ 15 – 20 phút.
Gồm các bước:
- Xác định tổng thể về kết cấu của dầm chính xem thử có tình trạng bị nứt vỡ, biến dạng, độ võng dầm chính có lớn quá hay không? Có xuất hiện vết nứt nào tiềm ẩn nguy cơ khiển cầu trục bị gãy không?
- Bộ phận đường ray di chuyển, dầm đỡ tay có đang bị biến dạng hay các dấu hiệu nứt vỡ không?
- Bộ phận palang có dấu hiệu bị hư hại không? Palang thường được kỹ thuật viên chú trọng xem xét tại cụm bánh xe di chuyển, cơ cấu tang cuốn
- Xem xét bộ phận dầm biên có đặt song song với nhau không? Phần bánh xe di chuyển có bị vặn, bị vẹt hay bị hao mòn hay không?
- Các thiết bị điện như dây nối, động cơ, tủ điện có xảy ra dấu hiệu hỏng hóc về mặt cơ khí? Có đường dây điện nào đang bị hở hay không?
Toàn bộ thiết bị cần trục nhà xưởng sẽ đều phải được kiểm tra tổng thể định kỳ. Nếu như có phát hiện bất kỳ dấu hiệu nứt vỡ, hao mòn ở các vị trí quan trọng thì thiết bị cầu trục đó sẽ không được phép hoạt động. Với các vết nứt nghiêm trọng thì kỹ thuật viên sẽ yêu cầu tiến hành kiểm định an toàn bất thường.
Kiểm tra từng chi tiết
Sau khi đã trải qua các bước kiểm tra tổng thể bên ngoài bằng mắt thường. Thì tiếp theo đó các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra chi tiết cho từng bộ phận. Quá trình kiểm tra chi tiết này để giúp xác định những bộ phận nào của thiết bị cần trục đang cần phải bảo dưỡng
- Bộ phận dầm chính của cầu trục, cổng trục, cẩu trục nhà xưởng cần kiểm tra các mối hàn xem có bị đứt gãy, nứt vỡ hay không. Thực tế các bộ phận này ít có vấn đề xảy ra trong trường hợp NXS đã đáp ứng đúng quy trình kiểm tra chất lượng và kiểm định an toàn đầu vào
- Từng bộ phận của palang như tang cuốn, động cơ di chuyển pa lăng, động cơ nâng hạ, ròng rọc… cũng được kiểm tra kỹ lưỡng. Các chi tiết có khả năng hao mòn tự nhiên không ví dụ như là cuộn hút, má phanh,.. Chúng sẽ cần phải được tháo ra để đánh giá giá cụ thể
- Hệ thống điện đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của thiết bị cần trục. Kỹ thuật viên sẽ đánh giá mức độ hao mòn của chổi tiếp điện, hệ đường ray dẫn an toàn. Lưu ý cần phải cắt điện trước rồi sau đó mới có thể tiến hành kiểm tra
Thực hiện bảo dưỡng thiết bị
Bước cuối cùng là bảo dưỡng, ở bước này sẽ cần nhờ đến sự hỗ trợ của những người có chuyên môn. Tốt nhất sau khi phát hiện ra hao mòn hoặc các hiện tượng bất thường thì kỹ thuật viên nên chụp ảnh, ghi chú lại. Sau đó với những lỗi này có thể hỏi ý kiến của các chuyên gia để từ đó quyết định nên sửa chữa hay thay thế.
Nhiều đơn vị cung cấp trọn bộ cầu trục hiện nay còn sẵn sàng hỗ trợ dịch vụ lắp đặt và bảo dưỡng cần trục định kỳ. Những chỗ bị hỏng hóc nặng sẽ thay thế phụ tùng mới. Ngược lại tại những điểm hỏng hóc nhỏ sẽ được sửa chữa để tiết kiệm bớt chi phí.
Mong những thông thi chia sẻ do Cầu trục Hoàng Anh mang đến hôm nay đã cho bạn hiểu hơn về các loại cần trục, cổng trục hay cầu trục cũng như biết cách bảo dưỡng đúng cho những thiết bị này để chúng hoạt động bền bỉ, lâu dài hơn.