Tìm hiểu tổng quan về cấu tạo, cách vận hành và ưu nhược điểm của bán cổng trục, thiết bị chuyên dùng để nâng hạ được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa, máy móc có tải trọng lớn.
Bán cổng trục
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, mà gần đây trên thị trường nhiều loại thiết bị máy móc hiện đại đã ra đời. Chúng đem đến sự tiện lợi và giúp ích không nhỏ trong ngành công nghiệp sản xuất như di chuyển hàng hóa tại các kho xưởng. Và một trong số những thiết bị được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, phải kể đến là bán cầu trục. Vậy muốn được hiểu rõ hơn về dòng sản phẩm này, cùng theo dõi bài viết sau đây.
Tìm hiểu đôi nét về bán cổng trục
Bán cổng trục hiện có hai loại là dầm đơn và dầm đôi. Về cơ bản cấu tạo của chúng chỉ khác nhau ở 1 dầm (dầm đơn), 2 dầm (dầm đôi) và sản phẩm này là sự kết hợp giữa cổng trục và cầu trục.
Bán cổng trục hoạt động được cả trong nhà cũng như ngoài trời, tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng để bố trí phù hợp. Với thiết kế có thể di chuyển theo nhiều kiểu của palang như trên ray I, trên bản cánh dưới và cánh trên của dầm chính. Nên thiết bị áp dụng rộng rãi trong việc vận chuyển hàng hóa tại kho xưởng, nhà máy của hầu hết các ngành công nghiệp.
Cấu tạo bán cổng trục
- Kết cấu bán cổng trục dầm đơn hay dầm đôi đều rất đa dạng. Có thể có công xôn hoặc không, là chân đơn hoặc chân kép và thép tổ hợp từ thép tấm hoặc thép hình hoặc dạng giàn,…
- Nhưng đều đảm bảo phải có dầm chịu lực (dầm chính) là một dầm (dầm đơn), hai dầm (dầm đôi), chân bán cổng trục (sử dụng vật liệu là thép hộp), dầm biên và các bộ phận khác như hệ thống palăng được đặt ngay phía trên của hệ dầm chính trên hệ thống ray, hệ thống điện, cabin điều khiển hay thang leo,…
- Với đặc điểm thiết kế có một chân đặt dưới nền và đầu còn lại đặt trên ray (dầm chạy gắn với cột nhà xưởng). Do đó, ưu điểm của bán cổng trục là có thể tận dụng tối đa không gian bên trong nhà máy và kho xưởng chứa hàng.
Thông số kỹ thuật
Mô tả | Thông số |
Khẩu độ bán cổng trục | Dầm đơn: 3 – 30 (m)
Dầm đôi: 10 – 50 (m) |
Tải trọng nâng hạ | 0.5 – 15 (tấn) |
Chiều cao nâng hạ | 15 m |
Tốc độ di chuyển | 0 – 60 m/ph (Điều chỉnh bằng biến tần) |
Cấp điện ngang Pa lăng | Kiểu đo sâu với hệ máng C và trolley treo dẫn cáp |
Cấp điện dọc | Kiểu ray điện an toàn – Rulo |
Nguồn cung điện | 380V-3P-50Hz |
Quy trình vận hành bán cổng trục chuẩn
Để bán cổng trục vận hành đảm bảo an toàn cần thực hiện theo 8 bước như sau:
- Bước 1: Kiểm tra toàn bộ các thiết bị điện và hoạt động của một số bộ phận như cáp tải, móc nâng, hoạt động palăng cầu trục, phanh, ròng rọc, nguồn điện cung cấp cho các thiết bị điện trong cổng trục,…
- Bước 2: Kiểm tra tải trọng nâng
Đầu tiên, để kiểm tra tải trọng cần nâng vật lên độ cao không quá 300mm rồi giữ phanh. Sau đó, đánh giá độ bền của kết cấu kim loại và sự ổn định của cổng trục, nếu có vấn đề gì hoặc không đảm bảo an toàn phải hạ ngay xuống để xử lý.
Mỗi loại bán cổng trục đều có yêu cầu về tải trọng nâng tối đa nên chỉ được nâng trong giới hạn cho phép. Khi quá tải nó sẽ tự ngắt điện và không hoạt động để giữ an toàn cho người và hàng hóa.
- Bước 3: Thực hiện nâng tải vật theo phương thẳng đứng, tránh nâng xiên hay chéo vì có thể gây hư hỏng thiết bị và nguy hiểm cho những người xung quanh khi đứng gần đó.
- Bước 4: Khi vận hành bán cổng trục không đứng dưới móc cẩu và trên vật nâng, vì nếu trường hợp gặp sự cố về đứt phanh hay dây cáp có thể dẫn đến nguy hiểm.
- Bước 5: Lưu ý chỉ tiếp cận tải nâng khi đầu cẩu hạ thấp hơn đầu người, cách mặt sàn từ 300mm – 400mm.
- Bước 6: Chỉ di chuyển palang đã sử dụng vào vị trí chính xác trên bán cổng trục
- Bước 7: Không dùng đến bộ phận ngưng tự động để dừng thiết bị thay cho công tắc điều khiển và không bảo dưỡng khi máy vẫn đang hoạt động
- Bước 8: Sau khi sử dụng xong bán cổng trục cần tắt ngay nguồn điện và bảo quản thiết bị điều khiển cẩn thận nơi khô ráo.
Ưu nhược điểm của bán cổng trục
Cùng điểm qua một vài ưu và nhược điểm của dòng sản phẩm bán cổng trục sau đây:
- Ưu điểm: Giúp tiết kiệm thời gian và công sức khi nâng hạ những vật có khối lượng lớn, cồng kềnh mà con người không làm được. Bên cạnh nhờ có thiết kế đặc biệt nên không tốn nhiều diện tích như cổng trục và vận hành ổn định cả trong những môi trường khắc nghiệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro như các nhà máy sản xuất sắt thép, xi măng, máy móc nặng,…
- Nhược điểm: Tuy nhiên, ngoài sở hữu những ưu điểm nổi bật vừa kể trên thì bán cổng trục cũng có mặt hạn chế đó là khả năng nâng hạ tải trọng không bằng các loại cổng trục khác.
Cần lưu ý những gì khi đầu tư lắp đặt bán cổng trục?
Tùy vào mục đích sử dụng mà người dùng nên lựa chọn loại bán cổng trục có công xôn hoặc không. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi lắp đặt thiết bị, đó là:
- Hệ thống cung cấp điện cho bán cổng trục nên chọn loại ray dẫn an toàn 3 pha, thay vì sử dụng kiểu ray điện rulo.
- Chi phí lắp bán cổng trục dầm đơn thấp so với bán cổng trục dầm đôi (chỉ phải làm một dầm cho cổng trục) nên cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lắp đặt.
- Tìm kiếm đơn vị thi công lắp đặt uy tín
- Lựa chọn những bộ phận như (palang, động cơ di chuyển,…) được nhập khẩu từ các nước có nền khoa học vượt bậc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức…sẽ đảm bảo chất lượng tốt hơn.
So sánh những khác biệt giữa cổng trục và bán cổng trục
Nếu xét về cấu tạo thì giữa cổng trục và bán cổng trục đều sở hữu những bộ phận gồm dầm chính, đường chạy ray di chuyển, pa lăng, chân cổng trục, bánh xe, thiết bị neo giữ cổng trục trong điều kiện không làm việc,…
Tuy nhiên, điểm khác biệt chủ yếu đến từ thiết kế của hai thiết bị nâng hạ này, cụ thể là:
- Cổng trục thì được tạo nên bởi các chân cổng liên kết chắc chắn với nhau, kết hợp với dầm chính vắt ngang ở phía trên cao. Số lượng chân cổng trục phải chẵn, đối xứng với nhau và thông thường là 2 hoặc 4 chân cổng. Với thiết kế như vậy, giúp phân bổ đều trọng lực của vật nặng khi thiết bị hoạt động.
- Trong khi đó bán cổng trục lại là thiết bị chỉ có một chân, một đầu giàn thép lắp đặt trực tiếp với chân cổng còn đầu kia đặt tựa và lăn trên đường ray như một bên của cầu trục.
Nhưng nhìn chung thì bán cổng trục cũng là một loại cổng trục (nửa cổng trục, nửa cầu trục). Vì vậy, về cấu tạo, cách thức vận hành hay quá trình lắp đặt gần như giống nhau hoàn toàn.
Trên thực tế, cổng trục và bán cổng trục đều có chung nhiệm vụ là hỗ trợ nâng hạ, di chuyển hàng hóa có tải trọng lớn. Vì cả hai đều có kết cấu chắc chắn, vận chuyển hàng hóa linh hoạt và mang lại độ chính xác cao. Nên được ứng dụng đa dạng từ công trình trong kho đến ngoài trời như cảng biển.
Như vậy, bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về bán cổng trục mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý độc giả. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích và áp dụng hiệu quả trong công việc. Nếu vẫn còn điều gì thắc mắc cần tư vấn về sản phẩm hoặc có nhu cầu lắp đặt các thiết bị nâng hạ chính hãng với giá tốt. Hãy liên hệ ngay Cầu trục Hoàng Anh qua số hotline dưới đây, để được nhân viên hỗ trợ nhanh nhất.